EROS – DA ĐẸP, DÁNG XINH, CÂN BẰNG NỘI TIẾT NỮ
1,690,000 đ
Ngày đăng: 10:48 AM, 14/11/2023 - Lượt xem: 523
Khởi nghiệp (start-up) đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo ra phong trào thực sự trong cộng đồng thời gian qua. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã thực sự có được những hỗ trợ cần thiết hay chưa? Các start-up cần chuẩn bị những gì để không thất bại?
PV đã có cuộc trao đổi với một doanh nhân 8X, ông Phạm Xuân Huy – đồng sáng lập Vinagroups về vấn đề này.
Thưa ông, có nhiều bạn trẻ hồ hởi với khởi nghiệp nhưng không ít trong số đó đã phải nhanh chóng rút lui. Với kinh nghiệm và thành công nhất định của mình, theo ông, các start-up cần chuẩn bị những gì để khởi nghệp thành công?
Ông Phạm Xuân Huy: Thông thường, các start-up bắt đầu bằng việc sở hữu một ý tưởng nào đấy, ở đây gọi là một “concept” chứ không phải một “idea”. Tuy nhiên, chỉ như thế thì không đủ, họ cần phải hội tụ đủ một loạt những yếu tố trước khi bắt tay vào khởi nghiệp gồm: công nghệ, đội ngũ, sự phản biện, niềm tin, kế hoạch, nguồn vốn và dòng tiền và cuối cùng là kiến thức pháp luật.
Cụ thể, nếu start-up không hiểu rõ hoặc sở hữu công nghệ để có thể hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình một cách chủ động thì thật sự rất khó để khởi nghiệp thành công. Nếu một dự án có nhiều công đoạn phải làm thì việc cần có một đội ngũ đủ giỏi, tâm huyết để cùng làm thì khả năng thành công sẽ cao hơn do về đích sớm hơn.
Nếu start-up cứ mải mê làm mà không tự tìm hiểu và phản biện lại ý tưởng của mình, hoặc không chịu tìm những chuyên gia có độ tin cậy trong lĩnh vực phản biện giúp mình thì dễ đi chệch hướng so với xu thế phát triển chung của cộng đồng và sản phẩm không được đón nhận như sự kỳ vọng của nó.
Tuy nhiên, nếu không có niềm tin mạnh mẽ về sự thành công, đến khi gặp khó khăn trở ngại sẽ không quyết liệt để đi theo định hướng mà mình đã đề ra. Nếu start-up làm theo bản năng và sự ngẫu hứng mà không có một kế hoạch cụ thể cho từng lộ trình phát triển thì chắc chắn dự án sẽ thất bại hoặc không đạt được sự thành công như kỳ vọng.
Thông thường, một start-up không phải lúc nào cũng đi theo đúng lộ trình như những người khởi nghiệp kỳ vọng, vì thế họ cần chuẩn bị sẵn nguồn vốn và dòng tiền cho chu kỳ phát triển sản phẩm của mình để tránh lâm vào tình trạng “chết yểu” trước ngưỡng cửa của sự thành công.
Ngoài ra, các start-up thường là những người trẻ và họ không hiểu rõ hoặc không dành nhiều thời gian để hiểu rõ về các vấn đề của luật pháp, nên đôi khi sản phẩm hoàn thiện lại không “bung” ra được vì vướng hành lang pháp lý. Chính vì thế, start-up nên tìm hiểu kỹ luật pháp về lĩnh vực, sản phẩm mà mình định triển khai để tránh rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thế nhưng liệu điều đó đã đủ hay chưa và hành lang pháp lý vẫn cần phải hoàn thiện, thưa ông?
Ông Phạm Xuân Huy: Tạo lập một start-up không đơn giản như kiểu “xách ba lô lên và đi”, nên không thể chỉ sau một đêm phát động là hôm sau các start-up cứ mọc lên như “nấm sau mưa”. Vì thế cộng đồng start-up cần lắm sự đồng hành từ Chính phủ và các bộ ngành liên quan. Theo tôi, Chính phủ cần tập trung hỗ trợ cho start-up 2 điểm chính là hành lang pháp lý và vốn.
Chính phủ nên tạo một hành lang pháp lý thông thoáng giành riêng cho start-up theo mô hình như đã làm với “đặc khu kinh tế”, và tránh hình sự hóa liên quan đến start-up như Điều 292 Luật Hình sự 2015. Chính phủ cũng nên có một cơ chế cho các start-up được tiếp cận các nguồn vốn vay tín chấp với lãi suất ưu đãi nếu như start-up vượt qua được các tiêu chí thẩm định. Hoặc Chính phủ có thể thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm dành để rót vốn cho start-up với số tiền và cổ phần phù hợp đối với từng dự án.
Với những hỗ trợ thiết thực như trên, chắc chắn các start-up trong nước sẽ hội đủ các yếu tố cần và đủ, Việt Nam sẽ có một cộng đồng start-up thực sự lớn mạnh, có đủ sức cho ra đời những thương hiệu quốc gia như các cường quốc khởi nghiệp là Israel, Mỹ, Singapore đã làm được.
Cứ thế mà đi thôi!
Vinagroups đang vận hành một start-up mới với tên gọi “Kho Hàng Tổng”. Dự án này có gì khác biệt trong giao dịch thương mại điện tử, thưa ông?
Ông Phạm Xuân Huy: Kho Hàng Tổng tập trung giải quyết vào bài toán phân bổ, điều chỉnh nguồn lực trong ngành thương mại điện tử gồm 3 mục tiêu chính: Nhà sản xuất, nhà cung cấp có nguồn hàng nhưng không thể mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, tiết kiệm được nhiều chi phí trung gian nhất; Người bán hàng muốn tiếp cận được nhiều nguồn hàng và được trang bị nền tảng công nghệ hiện đại làm công cụ bán hàng; Người tiêu dùng cuối cùng được mua hàng tiện lợi hơn với giá thành rẻ hơn do tiếp cận được nguồn hàng qua ít khâu trung gian hơn.
Cụ thể hơn, Kho Hàng Tổng tạo ra một “tổng kho online” để các nhà sản xuất, nhà phân phối gửi sản phẩm dịch vụ của mình lên đó, còn người bán hàng chỉ việc vào kho tổng lựa chọn sản phẩm để bán. Khi người bán hàng chốt giao dịch thành công, nhà sản xuất hoặc nhà phân phối sẽ chiết khấu hoa hồng cho người bán hàng theo tỷ lệ đã niêm yết trước đó. Tất nhiên, nếu người mua hàng cũng là người bán hàng thì họ sẽ được hưởng lợi khi mua cùng một món hàng với mức giá rẻ hơn giá niêm yết của nhà sản xuất, nhà phân phối.
Hiện nay chúng tôi đã hỗ trợ cho hơn 300 nhà sản xuất, nhà cung cấp trên cả nước, giới thiệu và cung ứng các sản phẩm của mình qua kênh phân phối online với gần 10.000 đầu sản phẩm cho hơn 3.000 người bán hàng online.
Để quản lý tất cả những vấn đề trên, Kho Hàng Tổng cung cấp cho nhà sản xuất, nhà cung cấp và người bán hàng một phần mềm thông minh để quản lý sản phẩm, các giao dịch mua bán, thống kê theo giao diện thân thiện của một website thông minh hoạt động độc lập với một tên miền riêng tuỳ chọn của họ mà không phải mất bất cứ một chi phí nào do được Kho Hàng Tổng cung cấp.
Ông có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ đang có kế hoạch start-up?
Ông Phạm Xuân Huy: Các bạn hãy tìm ra cho riêng mình hướng đi với một chiếc la bàn chỉ đường trên tay, và khi tìm được rồi thì mặc kệ những khó khăn rào cản phía trước, cứ thế mà đi thôi!
Xin cảm ơn ông!